Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Làm thế nào để trồng bí ở tại nhà sai quả?

Vốn được coi là thực phẩm giàu dinh dưỡng, bởi vậy mà nhiều gia đình đã tự trồng bí tại nhà, nhưng làm thế nào để trồng bí tại nhà sai quả?

Bạn nên chú ý đến cách chăm sóc bí để tăng năng suất
Bạn nên chú ý đến cách chăm sóc bí để tăng năng suất
Trồng bí tại nhà làm sao để cho ra nhiều quả?
Tại các đo thị lớn hiện nay, rất nhiều hộ gia đình, tận dụng sân phơi, hay một góc vườn của nhà mình để thử sức với trồng trọt và trồng bí là một trong sự lựa chọn được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, nhiều người sau khi trồng thì chỉ tốt lá chứ không ra quả, bởi vậy mà làm thế nào để trồng bí cho sai quả. 
Lựa chọn đất thích hợp và gieo trồng
Lựa chọn đất trồng:
Hầu hết  bí thường phát triển tốt nhất trên đất tơi xốp, độ phì cao, giàu dinh dưỡng, độ pH trong khoảng 6-7. Do vậy, việc chuẩn bị trước khi trồng là rất cần thiết và các nhà nông thành thị hãy tiến hành theo những bước sau:
+ Cày xới, bón thêm vôi bột rồi phơi ải đất trong khoảng thời gian tối thiểu 5-7 ngày để diệt mầm bệnh nhất là các loại ấu trùng, sâu, nấm bệnh có trong đất.
+ Ngoài ra còn có thể phun khử trùng bằng thuốc Serpa hay một số loại thuốc chuyên dụng để khử trùng cho đất.
+ Sau khi phơi ải đất xong, bạn nên đập đất cho nhỏ nhưng không nên quá vụn như cát.
+ Bước cuối cùng cho đất là bốn phân: bạn nên xác định cách trồng là 1 gốc khoảng từ 1 - 2 cây. Bạn lấy đất đã tơi trộn đều khoảng khoảng 30-50kg đất khô đã đập vụn trộn đều với khoảng 1kg lân để tăng độ dinh dưỡng và  phì nhiêu của đất.
+ Hơn nữa, bạn nên trồng trên những nơi có ánh sáng tối thiểu 6h/ngày nữa nhé.
Gieo trồng:
Trước khi gieo trồng, bạn phải buộc làm theo nhưng bước sau đây:
+ Phải ngâm hạt giống trước khi gieo, nên ngâm trong nước ấm, khoảng 40 độ C, khoảng 2-6h tuỳ loại.
+ Sau khi ngâm thì đem rửa dưới nước sạch rồi để ráo nước.
+ Sau khi ráo nước, bạn cho hạt vào khăn ẩm vắt kiệt nước, bỏ vào túi nilon buộc kín, cất trong tủ lạnh ngăn mát (khoảng 20-25 độC). Sau 24-36 giờ, hạt nứt nanh, nẩy mầm đem gieo vào bầu, khay gieo hoặc có thể gieo trực tiếp vào hỗn hợp đất trên. Độ sâu thích hợp để gieo hạt là từ 2-3 cm.
Chăm sóc bí như thế nào để cho nhiều quả?
Khi cây đang phát triển:
Để để kích thích cây phát triển thân, lá, bạn nên bón phân đạm (ure) cho cây. Bạn nên tưới đạm vào buổi tối. Đến sáng hôm sau tưới thêm nước rửa, chống sót cây. Hàng ngày vẫn tưới nước bình thường 2 lần/ngày.
Khi cây cao đạt 2m, tiến hành khoanh gốc 1m, 1 m cho lên giàn. Lưu ý khi khoanh gốc bạn phải thật nhẹ nhàng, tránh gẫy, dập thân cây.  Sau đó, bạn theo dõi vài hôm  khoarg từ 3-7 ngày. Khi thấy xuất hiện rễ phụ ở các đốt, hàng ngày lấp đất dần lên phần thân đã khoanh gốc đến khi dầy khoảng 10 cm.
Khi cây bắt đầu có dấu hiệu ra hoa thì bắt đầu bón thêm lân và kali cho cây. Bạn nên áp dụng theo công thức: 3kg lân bột + 1kg kali + 1kg ure trộn với nhau
Các bạn cũng nên chú ý đến lượng tưới:
Nếu vào mùa đông và mùa xuân tiết trời ẩm ướt thì chỉ cẩn 1 chén hỗn hợp hòa với 5-7 lít nước rồi tưới, tưới 1 lần /tuần để cho cây phát triển tốt.
Vào mùa hè, thu, do trời nắng, đất thường xuyên bị khô, cây cần nhiều nước nên có thể chia nhỏ ra tưới thành nhiều lần. Các bạn cứ dùng nửa chén hòa với 5-7 lít nước rồi tưới, tưới 2 lần/tuần.
Ngoài tưới lân đạm kali, các bạn cũng nên tưới nước 2 lần sáng và chiều cho cây để cây có nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào nhé. Nếu như cây bắt đầu có những dầu hiệu chuẩn bị ra hoa, kết trái thì các bạn nên bỏ toàn bộ nhánh ở phía dưới giàn để cho thông thoáng, chỉ để lại nhánh phía trên giàn để ra hoa thôi nhé.
Chăm sóc bí với từng giai đoạn thích hợp
Khi thấy ngọn chính của cây leo lên giàn được khoảng 2-3m thì bạn bắt đầu tiến hành bấm ngọn chính của cây để cây đẻ nhiều nhánh mới , còn ngọn của nhánh thì để nguyên.
Khi bắt đầu ra hoa kết quả:
Liều lượng bón phân đạm cũng vẫn như như công thức trên nhưng tăng về lượng bón: khoảng 1,5 chén hòa với 5-7 lít nước tưới 1 lần/tuần.
Sau khi thu hoạch:
Sau mỗi lần thu hoạch tiến hành tưới đậm lân và đạm, có phân hoại mục bón vào gốc thì càng tốt. Liều lượng sẽ tăng từ 1,5 chén lên 2 chén và có thể bổ sung thêm một chút đạm hòa với nước tưới vào gốc cây nhé.
Phòng trừ sâu bệnh
Một số lưu ý cho các nhà nông hiện đại về một số lưu ý để phòng trừ sâu bệnh:
Thường xuyên cắt tỉa bớt lá già, lá bệnh, không còn khả năng quang hợp, mất màu diệp lục.
Thường xuyên vệ sinh nơi trồng sạch sẽ, thông thoáng.
Phải phơi ải đất, bón vôi để diệt trùng mầm bệnh trước khi trồng vụ mới.
Một số loại sâu bệnh hay gặp phải: bọ trĩ, nhện đỏ, ruồi đục lá, bọ xít hút nhựa cây,… do đó, nếu các cây trồng ở nhà của bạn có những dấu hiệu của việc sâu bệnh thì các bạn nên đi ra những hàng cây giống mà mua những loại thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây nhé.
Hy vọng những thông trên sẽ giúp ích được nhiều cho gia đình bạn trong việc trồng rau sạch tại nhà nhé, chúc các bạn thành công!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét